Bollinger band trên Tradingview giúp trader xác định, dự đoán được các biến động về giá nhằm đưa ra những kết quả giao dịch chính xác, hiệu quả cao. Tuy nhiên, khá nhiều bạn mới vào mơ hồ về cách sử dụng bollinger band chuyên sâu tradingview dẫn đến phân tích kỹ thuật sai, không chính xác. Ngay dưới đây webchiase.vn giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách sử dụng.
Nên dùng Bollinger Bands chuyên sâu trên Tradingview không?Cách dùng Bollinger band chuyên sâu tradingviewCách phân tích kỹ thuật Bollinger band trên Tradingview
Nên dùng Bollinger Bands chuyên sâu trên Tradingview không?
Boolinger Bands là gì?
Bạn đang xem: Chỉ Báo Bollinger Band Chuyên Sâu, Sử Dụng Đường Bollinger Bands Chuyên Sâu
Bollinger Bands viết tắt là BB là một công cụ giao dịch kỹ thuật được tạo ra bởi John Bollinger vào đầu những năm 1980. Bollinger Bands có thể được áp dụng trong tất cả các thị trường tài chính bao gồm chứng khoán, ngoại hối, hàng hóa, và tương lai. Đây là chỉ báo được được thiết lập dựa trên đường trung bình động MA và độ lệch chuẩn.
BB là những đường cong được vẽ trong và xung quanh cấu trúc giá, thường bao gồm đường trung bình động (dải giữa), dải trên và dải dưới trả lời câu hỏi liệu giá cao hay thấp trên cơ sở tương đối.
Cấu trúc của đường Bollinger bands:
Dãi giữa (Middle Band) là một đường MA (Moving Average)Dãi trên (Upper band) = Middle Band + Độ lệch giáDãi dưới (Lower band) = Middle Band – Độ lệch giá
Tradingview là gì?
Tradingiew là trang thông tin, phân tích thị trường tài chính cung cấp cho các trader nơi để thực hiện các phân tích kỹ thuật trực tuyến nhanh chóng, đơn giản các loại tài sản như cổ phiếu, Forex, tiền ảo…Phần mềm này được thiết lập gần giống với các nền tảng giao dịch chứng khoán và Forex nên thân thiện dễ sử dụng. Đặc biệt cung cấp bảng giá các công cụ tài chính nên việc cập nhật cũng như phân tích kỹ thuật hoàn toàn hiệu quả.
Nền tảng trade của Tradingview đầy đủ các tính năng, biểu đồ, chỉ báo, công cụ vẽ…nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện các chiến lược phân tích kỹ thuật của mình trên phần mềm. Điểm khiến cho nhiều người sử dụng nền tảng này đó là nó được cung cấp miễn phí, nếu có phí cho nâng cao thì sẽ tốn phí và không cần phải tải phần mềm. Nếu bạn chưa có tài khoản giao dịch, chưa biết nên chọn sàn giao dịch nào nhưng muốn học phân tích kỹ thuật trước thì đây là trang website có thể tìm đến để trải nghiệm.

Mục đích sử dụng Bollinger bands
Nếu bạn muốn biết tại sao trong giao dịch mình lại phân tích dải Bollinger Band thì lướt qua những mục đích, ý nghĩa của đường chỉ báo này đối với hoạt động trade của mình:
Bollinger bands có thể áp dụng cho nhiều thị trường tài chính khác nhau: Forex, tiền tệ, kim loại CFD, cổ phiếu…Giúp nhà đầu tư sớm đưa ra những nhận định về sự thay đổi của thị trường trong thời gian sớm nhất.Đo lường sự thay đổi của thị trường, xem xét thị trường thay đổi, biến động như thế nào, mạnh yếu ra sao để giúp trader có thể thực hiện giao dịch của mình nhanh chóng nhất.
Về cơ bản thì mọi người sẽ tiến hành phân tích kỹ thuật kết hợp với nhiều chỉ báo khác, nhưng trước hết cần nắm rõ đường Bollinger Band, nhưng cũng không nên tin tưởng tuyệt đối vào kết quả mình phân tích bởi đôi khi có sự sai lệch.
Cách dùng Bollinger band chuyên sâu tradingview
Để có thể phân tích được dãi Bolinger Band chuyên sâu trên Tradingview mọi người cần theo dõi những hướng dẫn dưới đây của chúng tôi.
Cách tính Bolinger band
Trước hết mọi người cần thực hiện tính toán Bolinger Band, bởi tính toán xong mọi người mới có thể thực hiện cài đặt chính xác các đường trên dải Bollingerband
Cấu trúc của đường Bollinger Bands gồm 3 đường:
Middle Band: Trung bình 20 ngày di chuyển đơn giảnDải trên: Trung bình di chuyển đơn giản 20 ngày + (Độ lệch chuẩn x 2)Dải dưới : Trung bình di chuyển đơn giản 20 ngày – (Độ lệch chuẩn x 2)
Để có thể xác định được dải BB thì bạn sẽ phải xác định được nhưng yếu tố sau đây:
Giá cao nhất và thấp nhất: Hoàn toàn có thể xác định thông qua biểu đồ nến Nhật trên biểu đồ, bạn sẽ thấy đỉnh và đáy giá.Độ chênh lệch: Đây chính là yếu tố tạo nên độ rộng hẹp của dãi Bollinger Band. Sẽ xác định được thông qua đường trên và dưới của Bollinger Band.
Cài đặt, thiết lập Bollinger Band trên biểu đồ
Sau đây là hướng dẫn mọi người thực hiện cài đặt Bollinger band trên biểu đồ của Tradingview:
Lưu: Để có thể sử dụng cho thị trường lớn, có nhiều sự lựa chọn trade thì mọi người cần đăng ký tài khoản trên Tradingview, sau đó chọn vào gói Pro+, bởi nếu bạn không trả tiền sẽ không sử dụng được Bollinger band.

Sau khi chọn được sản phẩm giao dịch thì trên biểu đồ của tradingview sẽ hiển thị biểu đồ nến giá, giá này biến động và cập nhật chính xác theo thị trường.Tiếp đến mọi người click chọn vào chuột phải, sau đó chọn vào Insert indicator => Chọn vào Bollinger bandSau đó mọi thiết lập các thông số:
# Tag Input – Đầu vào
+ Length – chiều dài: Khoảng thời gian được sử dụng để tính toán SMA tạo cơ sở cho Dải trên và Dải dưới. 20 ngày là mặc định.
+ Stddev: Số lượng Độ lệch chuẩn khỏi SMA mà Dải trên và Dải dưới phải có. 2 là mặc định.
+ offset: Việc thay đổi số này sẽ di chuyển Dải bollinger về phía trước hoặc phía sau so với thị trường hiện tại. 0 là mặc định.

# Tag Style
Mọi người lựa chọn màu sắc, đường hiển thị của đường BB, lưu ý nên chọn màu sắc nổi bật và khác biệt để có thể dễ nhận diện.
Kết quả sau khi mọi người thiết lập sẽ được thực hiện như dưới biểu đồ này, hiển thị dãi Bollinger band, mọi người có thể chọn khng thời gian phân tích tùy với nhu cầu của mình.
Xem thêm: 1982 mệnh gì

Cách phân tích kỹ thuật Bollinger band trên Tradingview
Dưới đây là cách phân tích đường Bollinger band trong giao dịch, mọi người cần nắm rõ cách thức hoạt động.
Bollinger band thu hẹp
Khi Dải Bollinger trên và dưới đang di chuyển về phía nhau hoặc khoảng cách giữa dải trên và dưới hẹp (trên cơ sở tương đối) => Dãi thu hẹp => thị trường đang được xem xét hoặc đang củng cố, thường di chuyển sát về giá, có khả năng Bóp giá.
+ Xuất hiện các đường xu hướng: Mức cao nhất và thấp nhất hợp nhất. Nếu giá di chuyển trên mức cao của hợp nhất => Đột phá tăng và nếu đóng dưới mức thấp nhất của hợp nhất thì đột phá giảm.

Bạn có thể hình dung ra một nút thắt cổ chai ở dãi Bollinger band thì báo hiện 1 trend tăng trong thời gian tới:
Khi nến nằm trên đường MA – Đường Bollinger band giữa, bạn sẽ tiến hành mua khi nến bắt đầu tăngKhi giá chạm đường Bollinger band trên hoặc đi quá trên đường BB thì mọi người tiến hành bán. Khi giá bắt đầu đi xuống, dần về BB trên, dưới thì nên tiến hành mua sẽ có lợi hơn.Nếu như giá đóng dưới đường BB giữa thì báo hiệu một sự đảo chiều, đảo trend. Nếu giá chạm BB dưới hoặc hồi giá về MA thì tùy tường giai đoạn bạn nên mua vào. Những cũng có khá năng đảo chiều tăng hoặc chiều giảm.Bạn sẽ tiến hành bán ngay nếu giá ở đường trung bình, đóng trên đường MA thì nên mua, bởi có thể đang báo hiệu một xu hướng tăng sắp tới.Bollinger band mở rộng
Nguyên tắc đường Bollinger band: Nó sẽ thu hẹp khi giá thị trường ít biến động và mở rộng khi thị trường biến động mạnh. Căn bản là khi giá biến động mạnh thì sẽ thiết lập các đỉnh giá hoặc đáy giá chênh lệnh nên khiến đường Bollinger band mở rộng ra.
Ở đường mở rộng thì sẽ có xu hướng đó là:
Tăng mạnh: Khi giá sẽ tăng mạnh đạt các mức lớn hơn giá hiện tại, các cột nến sẽ cao hơn so với hiện tại. Đường BB trên sẽ dãn rộng, tạo khoảng cách lớn với đường MA giữa.Giảm mạnh: Giảm mạnh ở đây là khi đường BB dưới mở rộng về phía dưới, giá giảm ở những đáy thấp hơn rất nhiều so với giá hiện tại.
Thường thì khi giao dịch sẽ có 2 xu hướng:
Bollinger band mở rộng về phía trên: Thì giá đang có xu hướng tăng, lúc này bạn có thể bán ngay hoặc chờ giá đạt cao hơn để bán. Chốt lời với nguyên tắc của mình, đừng quá tham lam. Tập trung vào các dấu hiệu đảo chiều giá, đừng nên mua khi giá gần đạt đỉnh.Bollinger band mở rộng về phía dưới quá sâu thì nền mua, bởi đây là cơ hội mua được với giá thấp. Nếu bán thì bạn nên bán khi ở những cột nến đầu tiên để tránh lỗ ngày càng nặng hơn.

Tổng kết :
Tín hiệu giá tăng: Giá thường tạo hình nến Nhật ở vùng dải trên (vùng giới hạn bởi 2 dải trên và giữa). Khi giá vượt qua dải trên, nó có xu hướng quay trở lại Dải Bollinger. Khi giá chạm vào dải giữa (SMA20), nó có xu hướng tăng trở lại.Tín hiệu giá giảm: Thì giá sẽ tạo ra các chân nến Nhật ở vùng dải dưới (vùng giới hạn bởi 2 dải dưới và giữa). Khi giá rơi ra khỏi dải dưới, nó có xu hướng bật trở lại trong dải. Khi giá chạm vào dải giữa (SMA20), nó có xu hướng đi xuống.Giá đi ngang: nó sẽ dao động trong Dải Bollinger. Đặc biệt, khi lệch khỏi Dải Bollinger này, giá sẽ điều chỉnh trở lại các dải. Đối với Bollinger band thì khi thị trường đi ngang và không có tin tức tác động.
Phân tích Bollinger band đa khung thời gian
Kết hợp đa khung thời gian là bắt buộc, là chiến lược mà bất kỳ trader nào cũng cần tìm hiểu và áp dụng. Bởi thị trường sẽ có sự biến động mỗi phút, mỗi giờ nên nếu bạn chỉ áp dụng với 1 khung thời gian nào đó thì sẽ không cho kết quả chính xác, bởi đôi khi trong 1 thời gian nào đó do ảnh hưởng của các yếu tố nào đó khiến giá thay đổi không theo quy luật.
Nến bạn cần phần tích đường này trên khung thời gian lớn lẫn khung thời gian nhỏ hơn.
Ví dụ: Bạn muốn giao dịch phong cách lướt sóng, bạn muốn giao dịch ở khung 5 phút chẳng hạn thì bắt buộc phải phân tích khung thời gian 15 phút, 1h để có thể nhận biết được sự biến động về giá như thế nào, liệu có chính xác hay không.
Phân tích Bollinger band kết hợp với các chỉ báo khác
Nguyên tắc kết hợp:
Khi bạn kết hợp phân tích kỹ thuật thì cần phải tiến hành phân tích kết hợp BB với các chỉ bán kỹ thuật khác, không nên thực hiện độc lập, nhưng đảm bảo nguyên tắc:
Nhiều không phải là tốt: Có nghĩa không phải có bao nhiêu chỉ báo bạn đều sử dụng, mà chỉ sử dụng các chỉ báo liên quan, có sự liên kết với nhau, có sự tương quan trong các yếu tố.
Kết hợp BB với chỉ báo kỹ thuật khác như thế nào?
Kết hợp với Hỗ trợ và kháng cự: mở lệnh là khi có đủ 2 tín hiệu vào lệnh từ Bollinger Bands và các mức ( Hỗ trợ / Kháng cự ) khi giá đi ngangKết hợp với chỉ báo RSI: sử dụng Dải Bollinger làm điểm vào lệnh và chỉ báo RSI trong việc tìm kiếm vùng giá đã điều chỉnh.Kết hợp với mô hình nến Nhật: Bạn sẽ dựa trên các cột nến đặc biệt, có thể là các mô hình nến đảo chiều để có thể xác định về độ chính xác, tìm điểm vào lệnh chính xác.
Thị trường tài chính nào nên sử dụng Bollinger band
Trên Tradingview hiện cung cấp cho bạn nhiều thị trường tài chính khác nhau: Forex, cổ phiếu, Hợp đồng tương lai, CFD năng lượng, chỉ số, tiền ảo… Nên nhiều người sẽ thắc mắc là đối với chỉ báo kỹ thuật Bollinger band nó sẽ thích hợp với thị trường tài chính nào nhất.
Mọi người có thể linh hoạt sử dụng các đường Bollinger band cho các thị trường nào có sự biến động về giá, muốn giao dịch với sử dụng phân tích kỹ thuật. Và hiện nay BB được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất đối với cổ phiếu, Forex và tiền ảo. Nên bạn có thể áp dụng cho cả 3 thị trường này, với bất kỳ sản phẩm nào theo nhu cầu của mình.
Nhưng để sử dụng nên linh hoạt, đừng quá tin tưởng bên cạnh đó không được bỏ qua tin tức bởi đó chính là tác nhân khiến cho kết quả Bollinger bands không chính xác.
Xem thêm: nhân tố sinh thái là
Với những hướng dẫn cách dùng bollinger band chuyên sâu tradingview trên đây của chúng tôi hy vọng mọi người có thể hiểu rõ hơn về phân tích chỉ báo kỹ thuật này, áp dụng hiệu quả cho các giao dịch của mình. Bên cạnh, chỉ báo này thì Tradingview là công cụ giúp bạn phân tích chuyên sâu về thị trường, cung cấp nhiều kiến thức hữu ích nên hãy dành nhiều thời gian nghiên cứu thêm.
Bình luận